Bước tới nội dung

Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết tốt Tiêu chuẩn Đề cử (9) Rút sao (2) Thảo luận Thống kê
Tuần tới: Chuối tá quạ      
Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
    3. Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
  • Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{OK}} Đồng ý
 Chưa đồng ý {{OK?}} Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến {{YK}} Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
  • Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
  2. Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Riêng đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
    5. Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốtdanh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
    6. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    7. Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích

Gợi ý

Đề cử hiện hành

Trận Tốt Động – Chúc Động

  • Nhận xét: Bài viết về một kiệt tác quân sự mà tôi đánh giá cao nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ trước năm 45, khi mà nghĩa quân Lam Sơn với quân số vỏn vẹn 5.000–10.000 người tiêu diệt gần như hoàn toàn một đội quân đông gấp nhiều lần của cường quốc số 1 thế giới thời điểm đó. Đáng tiếc là nếu xét về độ phủ sóng thì nó ít được biết đến hơn các trận Bạch Đằng, Như Nguyệt, hay thậm chí là Chi Lăng Xương Giang. Mong chờ những ý kiến đóng góp đa dạng từ tất cả các bạn.
  • Người nhận xét: Leeaan (thảo luận) 05:36, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến @Leeaan: Trận Tốt Động – Chúc Động, hay trận Ninh Kiều, là nguồn gốc của việc đặt tên cho bến Ninh Kiều, một bến nước rất nổi tiếng và lâu đời tại thành phố Cần Thơ, cũng như quận Ninh Kiều là quận lõi của thành phố này. Có thể còn những địa điểm, sự kiện hoặc con đường khác được tạo ra hoặc đặt tên theo nhằm vinh danh trận chiến, bạn cần tìm hiểu và bổ sung thêm nội dung này nhé. --NXL (thảo luận) 03:44, ngày 14 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến @Leeaan: Mong bạn bổ sung thêm ảnh vào phần Infobox để minh họa ạ! Hongkytran (thảo luận) 11:11, ngày 15 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran Cụ thể là ảnh nào bạn? Mình thấy đủ rồi mà nhỉ – I So bad 16:18, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

"Safe & Sound" (bài hát của Taylor Swift)

  • Nhận xét: "Safe & Sound" là bài hát của Taylor Swift trong phim Đấu trường sinh tử. Ở nước phương Tây thì có vẻ như "flop" do là nhạc phim và cạnh tranh nhiều, nhưng ở Việt Nam vào năm 2012 thì bài hát này lại rất có tiếng.
  • Ghi công: Đây là bài được tôi dịch hoàn toàn từ phiên bản GA gần đây của enwiki, và chưa có ý định mở rộng bổ sung thêm. Do đó, tôi đề cử bài ở khu vực này.
  • Người nhận xét: Squirrel (talk) 01:35, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến @SecretSquirrel1432: Câu "Năm 2020, Mike Wass đến từ website Idolator ca tụng bài hát ở phần phối khí "thưa thớt", "giọng ca đầy hơi thở" của Swift và "lời ca hăm he đóng vai trò làm bằng chứng cho thấy tính linh hoạt trong sáng tác ca khúc của cô ấy" (đề mục Đánh giá chuyên môn và thành tựu) – Mong bạn viết hoa từ Idolator. Hongkytran (thảo luận) 16:01, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Vậy phải viết là IDOLATOR đúng không? – Squirrel (talk) 16:20, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@SecretSquirrel1432: Mình nhầm:)))) In nghiêng mới đúng nha bạn! Sorry bạn nhé 😅😅 Hongkytran (thảo luận) 16:23, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran: Tôi rà qua nhiều bài ứng cử FA bên enwiki, thấy người ta thống nhất không in nghiêng Idolator nên tôi sửa. – Squirrel (talk) 16:25, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tôi viết theo tiêu chuẩn FA cả đấy, nên bạn đừng tưởng mấy này tôi không biết :v – Squirrel (talk) 16:26, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đốm xanh mờ

  • Nhận xét: Một bức ảnh nổi tiếng về Trái Đất được chụp bởi tàu thăm dò Voyager 1 từ khoảng cách 6 tỷ km. Bài được mình dịch lại gần như toàn bộ từ bên en, với đề mục Nhận xétKỷ niệm do bác Mongrangvebet đóng góp từ trước. Một số chỗ thiếu nguồn cũng đã được bổ sung và chỉnh sửa. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá của cộng đồng để bài viết thêm hoàn thiện!
  • Người nhận xét: Hồng Vũ Đế (thảo luận) 13:55, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến Bài viết này, cùng với bài Cosmos: A Spacetime Odyssey do Neil deGrasse Tyson làm dẫn chương trình, là một trong những sửa đổi đầu tiên của tôi trên Wiki, và cũng là nguồn cảm hứng để tôi gắn bó với Wikipedia đến tận bây giờ. Xin chân thành cảm ơn Ctdbsclvn đã dày công biên dịch và nâng cao bài viết. Hy vọng nhiều bài về thiên văn học tiếp được hoàn thiện về chất lượng để thỏa nỗi lòng yêu, tìm tòi và muốn khám phá Trái Đất và bầu trời của tôi (mặc dù học dốt Vật Lý) — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 14:53, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Mongrangvebet Rất hân hạnh. Hy vọng có thể làm cho nhiều bài viết về thiên văn học đạt được chất lượng tốt hơn, chứ hiện nay mấy bài như vậy dịch máy quá nhiều, hoặc không thì thông tin rất sơ sài hay thiếu nguồn. – Hồng Vũ Đế (thảo luận) 04:36, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng Nai 8–0 Thanh Hóa

  • Nhận xét: Một trận đấu đầy tai tiếng ở giải vô địch bóng đá quốc gia Việt Nam năm 2014, giữa câu lạc bộ Đồng NaiThanh Hóa. Do diễn ra trong thời điểm bóng đá Việt Nam thoái trào, xảy ra các vụ án bán độ gây chấn động nên trận đấu này cũng đặt ra nhiều nghi vấn trong việc có hay không nạn dàn xếp tỷ số trận đấu. Một bài tự viết chất lượng do biên tập viên dày dạn kinh nghiệm mảng bóng đá, bác @CVQT: tự biên soạn và viết chính. Với kiến thức nhất định về mảng bóng đá, tôi muốn đề cử và hỗ trợ phát triển bài thành BVT. Mời cộng đồng review bài viết.  Jimmy Blues  11:32, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  • Người nhận xét:  Jimmy Blues  11:32, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bài viết không còn vấn đề gì nữa! Hongkytran (thảo luận) 13:25, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Bài viết chất lượng cao. Mặc dù đã hơn 10 năm nhưng đối với tôi, đây là trận đấu gây sốc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam khi mà Thanh Hóa lúc đó đang đứng đầu bảng mà lại để thua Đồng Nai đến 8 bàn không gỡ. UEFA Euro 2024 và Copa America 2024 03:37, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Pminh141 [ Thảo luận ] 15:50, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

@Mintu Martin: Đề mục Bối cảnh mình thấy trên phiên bản điện thoại nó bị lộn xộn kiểu gì á! Bạn check qua và fix lại nhé! Hongkytran (thảo luận) 11:08, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
☑YXong –  Jimmy Blues  05:32, ngày 9 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Enter Sandman

  • Nhận xét: Trong lịch sử heavy metal nói chung, từ trước khi bước vào thập niên 90, ban nhạc Metallica đã có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử thể loại này. Nhưng phải đến khi ra album cùng tên nhóm năm 1991, với quả bom tấn mang tên "Enter Sandman", Metallica mới bước vào hàng ngũ những siêu sao rock/metal trên toàn thế giới, với những tiết mục hừng hực khí thế lúc nào cũng lấp đầy các sân vận động và những nơi khác mà họ biểu diễn. Với các tín đồ nhạc rock/metal, đây cũng là một trong những bài nhất định phải nghe một lần trong đời (essential hits), thậm chí là bài vỡ lòng với những ai mới tập tành bộ môn guitar điện. Bài được tôi dịch từ bài GA bên en, có chỉnh sửa đôi chỗ bài viết so với bên en, như lược bỏ/thay thế những thông tin không nguồn, hay lược bớt một file audio vì thấy không cần thiết lắm. Mời cộng đồng review bài viết!  Jimmy Blues  11:32, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  • Người nhận xét:  Jimmy Blues  11:32, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Đã kiểm bài. Squirrel (talk) 14:17, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

Cái chết của Mèo Béo

  • Nhận xét: Sau hơn nửa tháng kể từ khi sự kiện kết thúc thì tôi xin được phép tiến cử sự kiện trở thành một BVT. Đây là một vụ tự tử gây tranh cãi và thật/giả lẫn lộn trong thời đại truyền thông bùng nổ như hiện nay. Bài viết đã được biên tập tổng hợp + trung lập từ các nguồn báo chí Trung Quốc cho đến Việt Nam để đưa ra nhiều thông tin đủ chi tiết và phù hợp nhất. Bài được tự mình viết (có bổ sung thêm thông tin từ zhWiki nhưng không đáng kể). Nhân tiện cũng gửi lời cảm ơn đến MeigyokuThmn trong việc đã dịch tiêu đề các bài báo tiếng Trung, Nguyentrongphu trong việc gợi ý bài viết ra đề cử BVT và theo dõi sát sao vụ việc đồng thời ngăn chặn rối chính trị làm tổn hại đến bài viết. Nhờ cộng đồng góp ý, cải thiện và phát triển bài viết để nó xứng tầm là một bài viết chất lượng.
  • Người nhận xét:  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:41, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bai viết hoàn hảo, không còn vấn đề gì nữa! R.I.P. Mèo Béo 🙏🙏📿 Hongkytran (thảo luận) 11:05, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý BVT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:38, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài viết tốt đấy. Khanh (thảo luận) 04:40, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Hoàn hảo! UEFA Euro 2024 và Copa America 2024 14:28, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến @Khangdora2809: Nguồn 29 bị hỏng! Hongkytran (thảo luận) 03:09, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran Không phải hỏng nha, tại con bot bị quét, không truy cập được vào liên kết. Mình đã xóa bản mẫu liên kết hỏng.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:36, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Khangdora2809: Các nguồn 11, 12, 14, 17, 18, 19, 24, 32, 33 ở chỗ |tác giả= toàn chữ tiếng Trung nên hơi hoang mang. Mình nghĩ bạn nên tạo thêm pinyin cho những tên này, ví dụ như "毛泽东 (Mao Zedong)". Hợp lý! Hongkytran (thảo luận) 03:48, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran Đã bổ sung.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:44, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Khangdora2809: Nguồn 3, 29 ở chỗ |website= cũng là chữ tiếng Trung. Mong bạn tạo thêm pinyin cho chúng nhé! Hongkytran (thảo luận) 04:13, ngày 9 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran Đã hoàn tất.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 01:43, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

"Ex's Hate Me"

  • Nhận xét: "Ex's Hate Me" là một bài hát tiếng Việt của B Ray, MasewAmee thường xuyên có mặt trong playlist nhạc chill của giới trẻ. Bài viết do tôi thu thập nguồn tham khảo và tự tay chấp bút hoàn toàn. Mời cộng đồng tham gia biểu quyết BVT.
  • Người nhận xét: Squirrel (talk) 03:34, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Một bài viết chất lượng như bao bài viết chất lượng khác của tác giả. Nội dung bài viết được tổng hợp từ các nguồn ở mức chấp nhận được với tình trạng nền âm nhạc lộn xộn và phức tạp ở Việt Nam. Tôi đã đọc qua toàn bài, cũng như kiểm tra sơ lược chú thích ở cuối bài, cũng như kiểm tra về tham số "ngày truy cập" nhưng không có ý kiến gì thêm. Một số cụm từ mà tôi cho là chưa được mượt mà trong bài hay còn lấn cấn, tác giả đã giải đáp và hỗ trợ chỉnh sửa. Cá nhân tôi cho rằng bài viết thỏa mãn và trổi vượt so với yêu cầu vốn có của BVT. ✠ Tân-Vương  14:36, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đã đọc qua, đã kiểm nhanh một số nguồn, bài viết của thành viên quá đủ để trở thành một BVT. Đây cũng là một trong số các bản rap của BRay mà tôi khá thích. Cảm ơn SecretSquirrel1432 đã bỏ công sức viết nên một bài viết chất lượng như vậy. –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:28, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài đẹp, Amee xinh ❤️❤️ Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:10, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Chẳng có gì để sửa. Đạt trên mức BVT kỳ vọng — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 16:00, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý "Thật buồn cười, kẻ tổn thương lại muốn tổn thương người khác" :))) Hongkytran (thảo luận) 15:40, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Bài viết rất ok, btw Amee là dream girl của tui! ^^  Jimmy Blues  02:52, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Bài viết tốt Biheo2812 (thảo luận) 10:32, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

  1.  Ý kiến @SecretSquirrel1432: Sau khi đọc qua toàn bài, tôi chỉ còn thấy một số câu chữ chưa rõ ràng, nên hy vọng tác giả giúp chỉnh sửa đôi chút: "nam nhà sản xuất", "xếp tầng bậc", Ngày 28 tháng 8, Amee xuất hiện tại sự kiện có NCT Dream và trình diễn đơn ca ca khúc cùng "Đen đá không đường" và "Anh nhà ở đâu thế" --> chưa rõ ý là bao gồm Ex's Hate Me. ✠ Tân-Vương  13:42, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @ThiênĐế98: Cảm ơn bạn đã đọc bài, tôi đã điều chỉnh lại. "Nam nhà sản xuất âm nhạc" là cách gọi khác cho Masew để tránh lặp từ. "Xếp tầng bậc" là do tôi giữ nguyên cách mô tả của ngoisao.vnexpress.net, nếu bổ sung ngữ cảnh thành "thân váy tua rua được xếp tầng bậc" và quan sát hình trong nguồn thì tôi thấy vẫn có thể hiểu được. – Squirrel (talk) 14:01, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    SecretSquirrel1432 Cụm từ "xếp tầng bậc" thì bạn thừa nhận phải quan sát hình mới có thể hiểu được, do đó nói ra thì tôi vẫn còn lấn cấn... Cụm "nam nhà sản xuất" thì xin bạn tìm cụm khác thay thế, vì nói thật thì đây là một cụm từ mới/chế và tôi chưa thấy dùng ở các trang uy tín, đọc vào bài viết y hệt như bạn dùng google dịch đưa vào bài :(. Việc chế từ, dù với mục đích tốt, tôi e là chưa hợp lý. ✠ Tân-Vương  14:08, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @ThiênĐế98: Tôi đã sửa bằng cách bỏ chữ "nam", "nhà sản xuất âm nhạc" thì có nguồn này sử dụng: [1]. Còn "xếp tầng bậc" là do nguồn diễn tả bộ váy như vậy, đành phải giữ nguyên, chứ nếu diễn tả khác thì là nghiên cứu gốc của tôi rồi. – Squirrel (talk) 14:22, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi tìm ra được nguồn có sử dụng chữ "nam" nhưng lại là "nam producer": [2]. Tôi thấy dùng cú pháp "giới tính + nghề nghiệp" thông dụng. – Squirrel (talk) 14:26, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    SecretSquirrel1432 "Nam producer" chính xác là từ tôi tìm kiếm :D. Thật tình với bạn là cụm "nam nhà sản xuất âm nhạc" không hợp tai tí nào. ✠ Tân-Vương  14:33, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @ThiênĐế98: Nhưng mà tôi không chắc dùng như vậy liệu có ok không. Vì producer không phải là từ tiếng Việt và đã có nghĩa tiếng Việt tương ứng. – Squirrel (talk) 14:36, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    SecretSquirrel1432 Cá nhân tôi thiết nghĩ là được, vì các báo lớn ở Việt NAm vẫn dùng cụm này, ví dụ đài HTV, báo Lao Động, báo Đảng tại Gia Lai, VNExpress (báo này có 4-5 bài dùng cụm này. Tôi thiết thấy bạn có thể hỏi một số thành viên mảng âm nhạc cho chắc, "đảm bảo an toàn" :D. ✠ Tân-Vương  14:40, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến @SecretSquirrel1432: Nếu được thì mong bạn tạo sample vài chục giây của bài nhạc này, đồng thời ghi chú 4 tôi thấy có chỗ "lạc quẻ" tốt nhất cho bạn?. Bạn xem lại kỹ nhé 42.112.152.185 (thảo luận) 15:46, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chỉ đơn thuần tạo sample vài chục giây thôi liệu có cần thiết không, bạn IP? Nếu không thì vi phạm tiêu chuẩn số 8 nội dung không tự do. Ai muốn nghe nhạc thì có thể lên YouTube, Spotify mà. – Squirrel (talk) 16:07, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432: Tôi thấy khá cần thiết. Phần lớn các bài viết chất lượng cao đều có một đoạn sample để minh họa; những bài nhạc hot trend TikTok ví dụ như "Made You Look" của Meghan Trainor, "Say So" của Doja Cat, "OMG" của NewJeans,... đều có sample mặc dù giai điệu của chúng gần như văng vẳng trong đầu mọi nơi mọi lúc, đến mức "ám ảnh" luôn. Chính bạn cũng tạo sample cho ca khúc V-pop từng gây sốt một thời "Anh không đòi quà" mà nhỉ? Sao bây giờ bạn không tiếp tục làm điều đó nữa! Lạ thiệc chứ 🙂🙂 Dù sao đây là quan điểm cá nhân của tôi dựa trên những gì tôi nhận thấy được, làm hay không thì tùy bạn quyết định 😌😌 42.112.152.185 (thảo luận) 01:34, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Có đoạn sample để minh họa cái gì mới được chứ nhỉ? Chứ đưa vào cho có "chơi" là vi phạm quy định nội dung không tự do rồi ヽ(・∀・)ノ – Squirrel (talk) 02:20, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432: Thì "để minh họa quan trọng về tác phẩm được nói đến. Nó đóng góp một phần đáng kể vào sự hiểu biết của người dùng về bài viết, điều mà thực tế không thể diễn tả chỉ bằng lời nói. Mẫu âm thanh được đặt ở đầu đoạn nói về tác phẩm, nhằm giúp người dùng nhanh chóng xác định tác phẩm và biết về tác phẩm đó"; chính bạn đã ghi rõ ràngràng mạch như vậy trong phần Mục đích sử dụng. Bạn xem thử các file sample không chỉ của vài ba bài nhạc hot trend TikTok mà tôi liệt kê bên trên mà còn nhiều bài nhạc chất lượng cao khác trên Wikipedia Anh ngữ có ghi Mục đích sử dụng tương tự như này hay không? Tôi dám chắc rằng "Ex's Hate Me" không phải là một bản hit quốc dân và không "ăn sâu vào văn hóa đại chúng Việt Nam" giống như "Anh không đòi quà" được ☺️☺️☺️ 42.112.152.185 (thảo luận) 03:12, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nhưng đoạn sample "vài chục giây" cần phải minh họa cái gì quan trọng và đóng góp cái gì đáng kể vậy, IP? Tôi nhớ cái đó chỉ là giấy phép template thôi chứ tôi có viết đâu ^^ – Squirrel (talk) 03:20, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Bạn cũng biết đó không phải là bản hit quốc dân, tức là phần nhạc của nó không có gì nổi bật để đáng minh họa đúng không? – Squirrel (talk) 03:21, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432: Tôi đã thấy sample do bạn tạo rồi, phải vậy chứ:))) Bài viết rất tốt, tuy nhiên bài vẫn còn một vài hạt sạn:
    • "Thay vì đi theo xu hướng mới trong phối khí, Masew vẫn giữ nguyên phong cách thể loại future bass và lồng ghép yếu tố giai điệu có sẵn trong âm nhạc Việt Nam vào "Ex's Hate Me", tương tự như "Túy âm" trước đó" – Nên thay từ có sẵn bằng truyền thống thì sẽ hợp lý và dể hiểu hơn (cả phần caption ở sample nữa)
    • "Minh Hạo từ tạp chí điện tử Tri thức đã gọi "Ex's Hate Me" là một màn kết hợp giữa "giọng ca ngọt ngào, tươi mới của AMEE và rapper B Ray có giọng rap độc đáo". Anh khẳng định quá trình sản xuất của "Ex's Hate Me" do Masew phụ trách là một trong những nguyên nhân góp phần đưa bài hát trở nên thịnh hành." – Không rõ tại sao AMEE lại viết hoa toàn bộ trong khi hầu hết bài viết ghi là Amee
    • "Trong vòng 21 giờ sau khi "Ex's Hate Me" được phát hành, nghệ danh của Amee trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều thứ 8 trên Google với trên 5.000 lượt tìm kiếm." – Nên thay từ nghệ danh của Amee thành cái tên Amee sẽ trôi chảy và hợp lý hơn
    • "Với 104,3 triệu lượt xem, "Ex's Hate Me" trở thành MV thứ bảy được xem nhiều nhất năm 2019." – Sửa cách hành văn thành MV được xem nhiều thứ bảy
    • Bạn đổi hướng từ Ex's Hate Me (Part 2) đến bài viết đó luôn ☺️☺️ 42.112.152.185 (thảo luận) 08:39, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến "Cộng đồng Rap Việt" thì chữ "rap" có cần phải viết hoa không nhỉ? Ở đây nó đâu mang hàm ý chỉ gameshow Rap Việt mà phải viết hoa hết cả cụm từ?  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:01, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: Thì nó là tên cộng đồng người sử dụng thể loại rap tiếng Việt, nguồn sử dụng: [3][4][5]. Chừng nào trong bài tôi viết là Rap Việt (in nghiêng) thì lúc đó là chương trình truyền hình. – Squirrel (talk) 02:14, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 Nhiều nguồn cũng rõ ràng viết rap Việt, cơ bản "rap" ở đây không phải danh từ mà bạn cần phải viết hoa, trích dẫn thêm từ các nguồn tạp chí Tri thức, báo Tiền Phong, báo Tổ quốc... Theo quy định viết hoa trong tiếng Việt, thì từ "rap" trong "rap Việt" cũng không thuộc trường hợp danh từ, tên cơ quan/tổ chức... để cần phải viết hoa.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:43, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cách viết hoa cả cụm "Rap Việt" nó sẽ dễ bị hiểu lầm như việc ám chỉ có một tổ chức cộng đồng tên là "Rap Việt" thay vì là "cộng đồng rap Việt".  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 02:46, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: Tôi thấy có nguồn vẫn dùng "Rap Việt" thì viết như vậy có gì sai? Bạn lấy quy định trong văn bản hành chính để làm quy định viết hoa của cả hệ thống tiếng Việt? – Squirrel (talk) 03:00, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thôi tôi đã sửa theo ý bạn, để tránh tranh cãi không đáng. – Squirrel (talk) 03:23, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:SecretSquirrel1432 Nếu có tranh cãi thì phương án nào phổ biến hơn (nhiều nguồn hơn) thì phương án đó thắng. Ví dụ, vụ nhà vs Nhà. Tôi đồng quan điểm là rap Việt. Viết hoa chỉ khi nhắc tới show Rap Việt. Bạn đã sửa thì ok rồi. Ý tôi là định hướng cho cách giải quyết mâu thuẫn trong tương lai. Ai liệt kê được nhiều nguồn hơn thì quan điểm người đó chính xác hơn, ưu tiên nguồn hàn lâm (nếu có). Trong vụ nhà vs Nhà, phương án "nhà" thắng đơn giản vì nhiều nguồn hàn lâm ủng hộ chữ "nhà" hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:28, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thường thì nên sửa theo ý mọi người cho khỏe, combat sẽ rất tốn time (có thể tốn 1-2 tuần hoặc nhiều hơn mỗi pha combat). Combat 2-3 pha là bằng 1 bài viết rồi. Lúc tôi đem bài VinFast ra ứng cử cũng ngậm ngùi mà chiều theo toàn bộ các ý kiến. Tôi chỉ phản đối những ý kiến quá quắt và quá vô lý. Tác giả bài amphetamine (En) cũng thích combat nên bị tạch 4 lần. Cuối cùng cũng phải chiều theo ý các nhà bình luận viên thì bài mới lọt lưới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:33, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 Trong bài hát cũng có trích dẫn một câu được cho là xuất phát từ Khổng Tử, "Với trả thù, luôn phải đào hai mồ chôn". Câu nói gốc có lẽ là, "Trước khi bạn bắt tay vào một cuộc hành trình trả thù, hãy đào hai cái mộ" (VOH). Không biết bạn có thể bổ sung thêm thông tin này?  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 11:31, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: Tôi cũng hiểu ý câu đó, nhưng mà không có nguồn đáng tin cậy chứng minh phân tích lời bài hát thì cũng không được đưa vào. Nguồn VOH mặc dù có thể được coi là đáng tin cậy nhưng hoàn toàn không nhắc gì đến "Ex's Hate Me" cả. Ta cũng không dùng nó để kẹp thêm một nguồn khác, vì như vậy là vi phạm WP:TTH dẫn đến đăng nghiên cứu không công bố. – Squirrel (talk) 11:39, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 Mặc dù không lấy câu nói gốc nhưng trong bài báo này của Tri thức nó cũng có đề cập một tý. Bạn có thể bổ sung theo kiểu, "Một đoạn trong lời bài hát cũng đã được lấy cảm hứng từ một câu nói "Với trả thù, luôn phải đào đào hai mồ chôn" của Khổng Tử". Ý này bạn cũng có thể đề cập nó ở BCB, mình thấy cũng khá là thú vị như, "...một đoạn trong lời bài hát "Ex's Hate Me" đã được lấy cảm hứng từ câu nói của Khổng Tử?".  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 11:53, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: ☑Y Đã thêm. – Squirrel (talk) 12:13, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Bài này hay, tôi từng thích nghe. Tôi sẽ đọc qua bài khi có time trong tương lai. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:54, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Ý kiến @SecretSquirrel1432: Cụm từ underground trong câu ""Ex's Hate Me" là một bài hát thuộc thể loại nhạc điện tử, pop ballad và underground" ở đề mục Nhạc và lời và cả infobox, mình nghĩ bạn đã hiểu sai trầm trọng về khái niệm này. Mình nhắc lại nhé: "Underground là một thuật ngữ chung mô tả những thể loại nhạc nằm ngoài mainstream (chính thống), thường không được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông chính thức hoặc các kênh thương mại. Nó bao gồm rất nhiều phong cách âm nhạc khác nhau ví dụ như hip hop, black metal, death metal, indie rock, v.v.." Nói đơn giản thì underground là một danh từ số nhiều, không phải là danh từ số ít để chỉ 1 genre cụ thể như pop hoặc jazz. Bạn nên xem video mà "người trong nghề" MC Ill định nghĩa về khái niệm underground. Bạn cần xem xét thật kỹ càng về việc trên! Hongkytran (thảo luận) 03:37, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Như thế thì sao? Sai thì sửa, có cần phải táp vào mặt người khác hiểu sai trầm trọng về khái niệm này không? Nhiều khi lỗi chẳng có gì đáng để nói dông dài, hoàn toàn có thể vào sửa chữa nhanh chóng. Nhưng không, bạn chọn cách hạ bệ và chỉ trích người khác bằng cách góp ý cái kiểu thế đấy. – Squirrel (talk) 03:50, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    "Nó là thuật ngữ chung mô tả những thể loại" thì nó không phải là thể loại âm nhạc hay gì hả bạn Hongkytran? Thay vì cụ thể thể loại nhỏ hơn, do chuyên môn nhạc lý không có, thì nhà báo người ta gọi chung chung dòng underground là một thể loại nhạc (không cụ thể là underground rock, underground hip hop, underground R&B,...) thì có gì không đúng? Nếu muốn góp ý sửa thể loại "underground" thành thể loại cụ thể khác, xin mời bỏ thời gian ra đi kiếm url nguồn cho thể loại của bài hát và đưa lên. Góp ý sửa chữa suôn như bạn thì ai mà chẳng làm được. Bài viết thì có giới hạn thông tin và nguồn tham khảo của nó. "Ex's Hate Me" thì chỉ có như vậy, bạn chẳng thể nào đòi hỏi nó phải đánh giá chuyên môn sâu sắc và bài bản giống như "Love the Way You Lie" được. – Squirrel (talk) 04:13, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.  Ý kiến @SecretSquirrel1432: Mình vừa kiểm tra lại bài lần nữa thì thấy một số nguồn có vấn đề trong bài, bao gồm Yan News (chú thích số 39), Yeah1 Music (chú thích số 15) và Saostar (chú thích số 10). Nguồn Yan News trên thực tế là một trang tin tổng hợp, không có thông tin xác minh tòa soạn và đa số là nguồn dẫn lại. Nội dung trang web cũng có vẻ không đáng tin cậy khi chủ yếu khai thác tin lá cải, tin giật gân. Nguồn Yeah1 Music là chưa được cấp giấy phép hoạt động chính thức và chỉ là một trang thử nghiệm, do đó độ tin cậy khá đáng ngờ. Về nguồn SaoStar, bạn có thể xem thêm thảo luận tại đây, cộng đồng đã từng có thảo luận khá dài về vấn đề dùng nguồn này vào bài viết, đặc biệt là bài ứng cử lên CLC. ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 19:49, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: Mình thì hoàn toàn thấy ngược lại. Saostar là nguồn dùng được trong lĩnh vực giải trí tại Việt Nam, vì nhiều nghệ sĩ tại Việt Nam tin tưởng và lựa chọn nguồn này để cung cấp phỏng vấn trực tiếp, thậm chí nhiều tờ báo uy tín cũng dẫn thông tin từ tạp chí này. Vì nguồn đã "được" bạn yêu cầu cho vào blacklist thì mình đã tránh dùng trang báo, và dùng thẳng video phỏng vấn có giọng và mặt mũi của B Ray (vốn là một người trong cuộc) để lấy thông tin. Yan News và Yeah1 Music xuất thân là một kênh truyền hình giải trí giống MTV vậy, nếu có reup thì toàn từ TT&VH là một nguồn uy tín. Giật gân thì thú thật tờ báo Việt Nam nào cũng làm trò này với mục đích thu hút độc giả càng nhiều càng tốt cả, ví dụ như Hoa Học Trò, nên không căn cứ vào đó để phán đoán uy tín của nguồn. – Squirrel (talk) 20:45, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Ngoài lề, Rolling Stone bên enwiki bị liệt vào cấm dùng ở lĩnh vực thời sự và chính trị, nhưng về giải trí thì okela. Các nguồn Billboard, PeopleEntertainment Weekly cũng tương tự. – Squirrel (talk) 20:48, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 Về cơ bản, nguồn SaoStar có cách hoạt động tương đương Kênh 14, tuy là tạp chí điện tử nhưng không có tòa soạn vật lý lẫn một phóng viên được cấp thẻ nhà báo nên hoàn toàn có thể coi nó là nguồn kém uy tín. Hai nguồn Yan và Yeah1 cũng có cách hoạt động tương tự, thậm chí còn tệ hơn vì một trong số đó không có một giấy phép hoạt động nào dưới dạng trang tin điện tử hay báo, tạp chí điện tử.
    Bạn so sánh Yeah1 và Yan với Rolling Stone, Billboard, People là khập khiễng, với Zing còn cách xa một bậc vì các nguồn này chỉ là trang tổng hợp tin không chính thống, còn Zing là một tạp chí điện tử có đăng ký giấy phép hoạt động hẳn hoi. Các nguồn kia thuộc tầm cỡ quốc tế rồi, và số tuổi hoạt động của nó là lên tới hàng chục, trăm năm, khác hẳn với nguồn chỉ mới tồn tại vài năm và toàn đăng tin lá cải. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 21:34, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: Mình đưa ra ví dụ kia là để cho bạn thấy rằng nguồn được dùng cho giải trí là điều đó đấy. Bởi cái gì cũng có tương đối. Ngay cả enwiki còn dùng chữ "generally" chứ không phải là "completely" nữa kìa. Và mình thì thấy việc bạn ví SaostarKênh 14 là chị em của nhau là bất hợp lý. Hai trang này rõ ràng hoạt động khác nhau, một bên là tạp chí điện tử của Hội Người mẫu Việt Nam, còn một bên là trang tin tổng hợp không thuộc cơ quan báo chí. – Squirrel (talk) 22:25, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mình đánh giá uy tín nguồn dựa vào tiền thân và nhà xuất bản của nó, chứ không đánh giá chỉ dựa vào cảm tính rồi hoài nghi. Ví dụ như Idolator bị nhiều người nhầm là lá cải, nhưng lại là nguồn đáng tin cậy vì do SpinMedia của MRC đứng ra xuất bản và chịu trách nhiệm nội dung đó. – Squirrel (talk) 22:40, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mình ví cách hoạt động của Saostar rất tương đồng, nếu không muốn nói là giống 100% vs cách hoạt động của Kênh14, và việc này hoàn toàn có cơ sở chứ không phải võ đoán, dù trên thực tế Saostar là một "tạp chí điện tử". Chất lượng của nó ra sao ai cũng có thể thấy rõ: không có tính chất điều tra hay phỏng vấn mà toàn đơn thuần dựa vào tổng hợp thông tin tạp nham trên TikTok, Phở bò về thành một bài về các KOLs mạng, thậm chí trang web còn dành hẳn một mục riêng cho những bài rác kiểu như này (https://www.saostar .vn/social-icon/). – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:53, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  7.  Ý kiến Nguồn Saostar tôi thấy có trụ sở ở tphcm mà? Nó còn có tổng biên tập và thư ký tòa soạn nữa. Tôi muốn bạn User:SecretSquirrel1432 xác minh là các bài phỏng vấn nghệ sĩ của Saostar là do Saostar phỏng vấn hay copy từ chỗ khác? Nếu là do Saostar phỏng vấn thì tôi nghĩ nguồn này dùng được. Rõ ràng là Saostar có những bài phỏng vấn mà không có bất cứ báo chí nào khác có (đợi bạn Sóc xác nhận đã). Chúng ta nên cập nhật nguồn nào dùng được tùy theo thời đại. Nguồn Zing cách đây 5-10 năm là không được phép sử dụng. Giờ thì nó trở thành nguồn chính thống rồi (thậm chí được nâng cấp lên thành tạp chí). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:50, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Nguồn Saostar này chuyên đăng tin rác và đến bây giờ vẫn vậy, bạn thử vào đọc là biết. Nên có lẽ vấn đề ở đây không phải nội dung nguyên gốc hay copy nữa, Kênh 14, 24h.com.vn cũng có rất nhiều cuộc phỏng vấn độc quyền với nhiều nghệ sĩ trong showbiz, vậy ta cũng có thể vin cớ nội dung nguyên gốc đó để sử dụng nguồn vào bài sao? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 21:58, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nên xét case by case basis. Kênh 14 và mấy báo lá cải khác thì chắc chắn là không được dùng rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:42, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Hình như Saostar là tạp chí. Nguồn tạp chí đa số là dùng được. Không phải trang nào muốn tự phong tạp chí là được. Phải được Bộ Truyền thông chấp nhận thì mới được gọi là tạp chí. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:48, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cái trụ sở vs ban biên tập thì mình nhầm, xin lỗi bạn Sóc TT – Nguyenmy2302 (thảo luận) 22:02, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Hầu như là tự làm, chứ mà reup kiểu gì cũng bị Bộ TTTT tìm đến. Bạn có thể truy cập trang chủ của tạp chí này và thấy có chuyên mục Sao TV, có rất nhiều bài phỏng vấn của nghệ sĩ ở đó. Trên YouTube của tạp chí cũng có chuyên mục phỏng vấn SaoTalk. Ngoài ra, từ hồi Znews bị xử là thấy Saostar cũng như nhiều tờ báo khác bắt đầu viết bài đàng hoàng hơn xưa rồi. – Squirrel (talk) 22:15, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    User:SecretSquirrel1432 Không thay thế nguồn khác mạnh hơn được hay sao mà phải dùng nguồn Saostar vậy? Nguồn Saostar đó giờ thuộc dạng nguồn yếu nhé. Viết bài bình thường thì không sao nhưng đề cử BVT/BVCL thì e là không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:43, ngày 12 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu @Nguyenmy2302 Theo tôi nguồn Saostar vẫn đáng tin cậy trong một số trường hợp chứ, đặc biệt là nguồn trong bài viết liên quan đến vấn đề phỏng vấn giữa đội ngũ của Saostar với nghệ sĩ. Phát ngôn của nghệ sĩ cũng được đưa ra trong video (tính đến trường hợp phát ngôn này có bị cắt ghép hay như thế nào đó thì nó cũng là vấn đề giữa cơ quan báo chí này với nghệ sĩ, không liên quan đến Wikipedia). Cơ quan này cũng có giấy phép hoạt động hẳn hoi về Tạp chí, chứ không phải là Trang thông tin điện tử như Kênh 14 hay là Yan nên độ tin cậy nó hẳn là cao hơn so với hai thằng kia nên không thể so sánh như nhau được. Đã vậy Saostar còn có hẳn chuyên mục riêng để đăng tải phỏng vấn với nghệ sĩ (https://www.saostar.vn/tag/phong-van/) trên trang tạp chí của mình nên việc xem nó yếu theo tôi là không hợp lý khi đây là nguồn thông tin dồi dào (đôi lúc là phỏng vấn độc quyền) không thể có ở nơi khác, hoặc có ở nơi khác nhưng cũng chép lại từ Saostar. Không chỉ vậy, tạp chí này còn được chủ quản bởi Hội Người mẫu Việt Nam do Bộ Nội vụ Việt Nam quản lý. Tức là có sự can thiệp một phần nào đó của Chính phủ Việt Nam vào nguồn tin, mặc dù có thể sự can thiệp này có thể chỉ tập trung vào vấn đề Chính trị hoặc Thời sự.
    Về thảo luận tại BVT Microwave (ban nhạc), theo nhận định của tôi thì đối với 3 bài trong dẫn chứng của Nguyenmy:
    1. https://www.saostar.vn/sao-hoc-duong/loanh-quanh-trong-vung-an-toan-luc-nao-cung-keu-het-tien-the-nen-dung-hoi-vi-sao-ca-doi-phai-di-lam-thue-3711182.html: Bên dưới bài viết này có kèm theo một câu "Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả", đương nhiên, việc thể hiện quan điểm một cá nhân -> không đại diện cho tòa soạn. Tương tự vấn đề này ta có Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Đài phát thanh quốc tế Pháp, Đài Á Châu Tự Do... và không thể vì một số bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả mà loại bỏ các nguồn này được.
    2. https://www.saostar.vn/sao-va-doi-song/con-toi-co-hai-bo-tam-su-cua-chang-trai-tre-khien-nhieu-nguoi-bat-ngo-va-ne-phuc-4282491.html: Bài viết này là một dạng bài viết tổng hợp từ báo Trí thức trẻ thuộc báo Tổ quốc. Saostar trong trường hợp này chỉ là bên sao chép.
    3. https://www.saostar.vn/sac-mau-cuoc-song/chu-cho-o-dong-nai-tu-tron-thoat-va-tim-lai-duoc-gia-dinh-chu-sau-ba-nam-bi-bat-mat-1357079.html: Tôi khẳng định đây là một bài viết của Saostar. Đọc nội dung thì tờ báo này dẫn nguồn rõ ràng từ các trang mạng xã hội. Mặc dù nghe qua thì hơi xàm nhưng độ tin cậy của bài viết là có vì Vietnamnet cũng đã đăng tải một bài viết với thông tin tương tự (không phải sao chép y chang). Như vậy, không loại trừ trường hợp phía Saostar, cũng đã có một đội ngũ biên tập và liên hệ với chủ Fanpage hoặc những người có liên quan đến thông tin đó để xác minh độ tin cậy.
    => Tôi nghĩ hiện giờ nguồn Saostar là đáng tin cậy trừ các bài viết trình bày luận điểm cá nhân.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:24, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809: Các ví dụ của My thì tôi đã đọc qua và nhận thấy những bài đó được xếp vào chuyên mục không thuộc lĩnh vực showbiz (điều mà ta luôn quan tâm liệu nó có dùng được cho giải trí hay không). Các bài báo ấy tôi thấy gần như chẳng bao giờ dùng được trên wiki vì mang tính chất bắt trend giới trẻ không mấy nổi bật. – Squirrel (talk) 04:22, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Khangdora2809 Bạn cần xem thêm quan điểm từ các ý kiến khác; mình không phải người đâu tiên và duy nhất chứng minh nguồn này kém uy tín. Việc biện minh và hợp thức hóa cho nguồn rác như SaoStar sẽ tạo cơ hội cho việc nguồn được sử dụng một cách tràn lan trên đây, và đây hoàn toàn không phải dựa trên chủ quan cá nhân. Các "tin tức" (hay đúng hơn là bài booking) trên trang web này cực kỳ tạp nham và khó kiểm soát về chất lượng nội dung, chuyên đăng tin giật gân câu khách và có 0% giá trị về mặt tham khảo với dự án. Cái này mình nghĩ không cần phải chứng minh vì bạn cứ vào đọc mấy tít nổi bật của báo là biết. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:45, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 Sau khi xem qua bảng báo giá được công khai bởi Tạp chí này (mặc dù các trang báo chí khác có thể có booking nhưng không công khai như Tạp chí này), tôi thực sự nghĩ nội dung trên đây đáng quan ngại. Tuy nhiên, đối với tôi, vẫn có thể sử dụng ngoại lệ đối với Tạp chí này trong trường hợp phỏng vấn độc quyền; còn lại thì loại bỏ. Tôi cũng khá bất ngờ khi Tạp chí này công khai mình có quan hệ, nói thẳng hơn như hình vẽ là Tạp chí thuộc sở hữu của Công ty truyền thông Cát Tiên Sa thay vì Hội Người mẫu Việt Nam ― điều mà Chính phủ Việt Nam không cho phép "tư nhân hóa báo chí". Sau khi Tri thức bị xử phạt, Saostar có lẽ là một trong những bậc thầy can đảm còn tồn tại.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:06, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đằng nào cũng bị cho vào blacklist rồi, đỡ rác dự án với mấy bài tít như về "Cô Hai Báo" :P Sau vụ này mình nghĩ nên lập ra một danh sách nguồn có thể dùng và không thể dùng được với kiểu hệ thống hóa giống bên en.wiki cho tiện tra cứu, chứ cứ phải lục tìm lại mấy thảo luận cũ thì cũng mệt. Có vẻ vấn đề này được nêu ra từ lâu nhưng chưa có ai đủ thời gian và công sức để nhúng tay vào. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:14, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: Theo mình thì giữ blacklist luôn cũng được, nhưng những nguồn video phỏng vấn trực tiếp thì ok miễn là người trong cuộc đưa thông tin đó. Bạn có thể cập nhật thêm vào đây: Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy. – Squirrel (talk) 05:23, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 ủa làm rồi hả? Mình mới biết luôn đó. Cảm ơn bạn đã nêu.
    Mà nguồn phỏng vấn thì không OK đâu nhé, cái nào cũng quy về một nguồn là SaoStar thôi, kém uy tín như nhau. Bạn không nên phân tách kiểu vậy mà nên loại bỏ hẳn để xác định rõ là không dùng trong những lần tiếp theo. Nếu du di cho kiểu sử dụng này thì sẽ tạo tiền lệ xấu cho mảng bài viết giải trí trên dự án, mà theo mình là không nên xảy ra. Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:30, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302, SecretSquirrel1432 Trên đời luôn có những trường hợp đặc biệt. Bên En, họ cũng có nhiều nguồn không được phép dùng (không tính nguồn bị cấm 100%), nhưng họ vẫn cho phép dùng ở một số trường hợp đặc biệt. Tôi đã đề xuất là nguồn Saostar được phép dùng chỉ khi đạt 2 tiêu chí sau: nó có thông tin mà không có bất cứ nguồn nào mạnh hơn có, và đó là bài phỏng vấn độc quyền. Đơn giản vì trong trường hợp đặc biệt này nếu loại đi nguồn Saostar thì bài sẽ mất đi thông tin quan trọng đối với bài viết vì không có nguồn nào mạnh hơn để thay thế. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:39, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Đó là quan điểm và nhận định của riêng bạn, với mình nguồn Saostar đã bị liệt vào blacklist và phải bị cấm trong mọi trường hợp không có du di. Các ý kiến khác từ trước đó đều nhất trí như vậy. Đây sẽ là trường hợp duy nhất được hợp thức hóa sử dụng nguồn, và không có trường hợp thứ hai xảy ra. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:43, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Hình như có 2 tv khác ngoài tôi có quan điểm này mà? Nói thẳng là tôi ủng hộ cấm dùng nguồn Saostar, nhưng tôi cảm thông cho bạn Sóc về tình trạng nghèo nàn của mảng đánh giá chuyên môn. Dĩ nhiên, nếu sau này muốn dùng nguồn Saostar tiếp thì phải có đồng thuận (cần nêu rõ tiêu chí dùng nguồn Saostar). Ai có nhu cầu thì mở, còn tôi nói thẳng là không care. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:49, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Đây không phải là một cuộc đồng thuận, nên chuyện ủng hộ hay không cũng không xác định được cộng đồng có nhất trí cho phép dùng nguồn này dưới dạng nguồn phỏng vấn. Cần xác định rõ như vậy để tránh tạo hiểu nhầm là nguồn này đã được chấp nhận một phần trên dự án và với các bài viết CLC. Nếu muốn dùng nguồn SaoStar ở lần tiếp theo thì cần phải mở đồng thuận gỡ cấm hẳn nguồn, còn không thì xác định bỏ nguồn này đơn giản vậy thôi, không có du di. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:54, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Tôi thích lập trường mạnh mẽ của bạn về việc dùng nguồn yếu (tôi ủng hộ). Tôi chưa bao giờ nói đây là một cuộc đồng thuận. Ngoài ra, bạn nói đúng. Tôi không còn ý kiến gì khác. Chào bạn! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:59, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thấy khá nhiều báo có mục báo giá như QĐND, CAND, Tiền phong, Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ... – Sugar2024 (thảo luận) 13:46, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Bình thường mà? Nói chung, tờ báo nào cũng tham lam kiếm tiền tỷ. VnExpress cũng có báo giá nè. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:20, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Cái này thì phải hỏi nền báo chí âm nhạc tại Việt Nam phát triển như nào mà khiến cho bài viết "Ex's Hate Me" này có 0 nguồn phân tích hàn lâm cũng như đánh giá chuyên môn (tôi gọi trong bài là "đón nhận" vì những nguồn nhận định chẳng thấy phân tích "chuyên môn" ở đâu cả). Trong bài toàn là nguồn dẫn ví dụ bài hát để chứng minh cho một quan điểm nào đó trong V-pop. Báo lớn thì tập trung viết đâu đâu chứ không phân tích cụ thể âm nhạc của bài hát là gì, cấu trúc ra sao, dùng hợp âm gì,... Nguồn video phỏng vấn Saostar này thì lại chứa thông tin về quá trình quay MV từ khi nào đến khi nào, và ban đầu bài hát được phối khí kiểu gì và cách đây bao nhiêu tháng do chính B Ray kể lại, cũng 0 tờ báo lớn nào nhắc đến dù tôi đã cố tìm để thay lắm. Với tình trạng nền âm nhạc tại Việt Nam kém phát triển và báo giới kém chuyên môn như này thì không đòi hỏi gì được nhiều cả. – Squirrel (talk) 03:58, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi nhận định rằng tự viết bản hit tiếng Anh còn dễ hơn viết mấy bài hát tiếng Việt. Đơn giản là vấn đề về nguồn, nguồn tiếng Việt rất khó tìm kiếm. Trong khi đó, một bài hát tiếng Anh thì có bạt ngàn nguồn sách báo tạp chí tốt để vừa viết vừa phản biện chuyên môn, kể cả chỉ là một bài hát trong album mà không phải là đĩa đơn. – Squirrel (talk) 04:04, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ nên compromise thế này. Nguồn Saostar chỉ được phép sử dụng trong trường hợp sau: nó có thông tin mà không có bất cứ nguồn nào mạnh hơn có, và đó là bài phỏng vấn độc quyền. Phải đáp ứng 2 điều kiện này thì mới được quyền dùng nguồn Saostar. Nếu bạn My vẫn phản đối thì mời bạn Sóc mở đồng thuận nho nhỏ (kéo dài 7 ngày là đủ). Tôi sẽ ủng hộ. Hiện tại đã có 3 tv đồng ý cho việc dùng nguồn Saostar trong trường hợp đặc biệt (dùng đại trà thì chắc là không được phép). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:11, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 Thực ra mình sẽ không làm khó bạn ở biểu quyết này, chỉ đơn giản là nêu ra vấn đề thôi. Mình cũng từng phải dùng nguồn kém uy tín làm nguồn chính vì không thể thay thế ở bài Teen vọng cổ, nên có thể sẽ có du di cho một vài trường hợp ở mức BVT. Nhưng sau biểu quyết này bạn cần xác định rõ nguồn này không được dùng và nên tránh dùng dưới mọi trường hợp; lần sau thì mình sẽ có ý kiến mạnh hơn nếu có sự tiếp diễn. Tuy nhiên với hai nguồn Yeah1 thì Yan thì chắc chắn phải loại bỏ vì nó không phải là nguồn không thể thay thế, cũng như độ tin cậy yếu hơn rất nhiều so với SaoStar (vốn đã là nguồn yếu rồi). – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:38, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: Mình đã loại bỏ hai nguồn trên khỏi bài. – Squirrel (talk) 04:52, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432 Bạn nên cân nhắc loại bỏ nốt hai nguồn từ chuyên trang Trí thức trẻ. Vấn đề về nguồn này đã từng được nêu ra tại Wikipedia:Thảo luận/Lưu 68#Vấn đề nguồn 24h và các trang tin thuộc VCCorp; tóm tắt lại thì nguồn này có mối liên hệ khá chặt chẽ với Kênh14, và giống kiểu bình phong cho những trang web thuộc hệ thống VCCorp tồn tại. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:08, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302: Đã bỏ nốt. Bạn kiểm tra lại xem bài còn vấn đề nào về nguồn nữa không. – Squirrel (talk) 05:30, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Chắc hết rồi, cảm ơn bạn đã sát sao giải quyết các vấn đề trong ứng cử này 🥰 – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:34, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Bạn My xét chất lượng nguồn gắt gao như vậy là tốt (tôi ủng hộ). Tuy nhiên, nguồn Trí thức trẻ dùng ở riêng mảng giải trí là được. Nó là chuyên trang của báo Tổ Quốc thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Chuyện nó là bình phong cho mấy báo lá cải khác cũng dễ hiểu thôi. Đơn giản là VCCorp đã chi cho Trí thức trẻ một số tiền kha khá hàng năm để nó làm bình phong. Nói chung nếu tìm được nguồn khác mạnh hơn để thay thế thì tốt, còn không thì cứ giữ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:31, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Nguồn kém thì nên xác định là kém hẳn, không nên lấp lửng chỗ này dùng được chỗ kia bỏ, hoặc nếu có cần phải tạo thảo luận chi tiết, cặn kẽ ở từng mảng, như bên en.wiki người ta phải thảo luận cả mấy tháng trởi chỉ cho một vấn đề này chứ không phải đến từ một ý kiến riêng. Nhất là mấy nguồn bình phong kiểu TTT này, cần cho nốt vào blacklist luôn cho đỡ tạo tiền lệ xấu và những vấn đề không kiểm soát được trên dự án. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:40, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 "không nên lấp lửng chỗ này dùng được chỗ kia bỏ" -> thực tế là nhiều nguồn bên En thuộc diện này. Nhiều nguồn mảng giải trí được phép dùng, còn mấy mảng khác bị cấm. Nói thẳng là tôi không quan tâm lắm tới mảng này và chỉ đơn giản là nêu ý kiến. Ai muốn dùng hay có tranh cãi tiếp thì cứ việc mở đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:45, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Các trường hợp như vậy ở bên En người ta đã phải trải qua hàng chục cuộc thảo luận dài ngắn khác nhau mới tới được kết luận đó, đâu phải một sớm một chiều là quyết xong? Vấn đề sử dụng nguồn và xác định một nguồn là kém uy tín luôn rất phức tạp và tốn nhiều tranh cãi, và đến bây giờ vẫn vậy thôi. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:50, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302 Rõ ràng là vậy. Hình như tôi đang đồng tình với bạn mà? Ai muốn dùng nguồn kém uy tín ở mảng giải trí thì cứ việc mở đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:53, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Uki :> – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:55, ngày 13 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Propylhexedrin

  • Nhận xét: Propylhexedrin được sử dụng chủ yếu làm thuốc thông mũi dưới dạng ống hít, ngoài ra còn được sử dụng làm thuốc gây chán ăn. Tuy nhiên, các trường hợp lạm dụng thuốc để giải trí đã được báo cáo, nhưng ở liều "gây phê" này, tác dụng phụ gặp phải là khá nhiều nên chất này ít được ưa chuộng.

Đây là một bản dịch GA gần đây bên enwiki. Tôi đã chỉnh lại định dạng chú thích và dịch tiêu đề. Rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài viết thêm hoàn thiện.

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bác sĩ dạo này chăm viết bài quá nhỉ? Chúc mừng bác sĩ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:40, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Thêm một bài chất lượng nữa trong di sản đồ sộ của bác sĩ Bét.  Jimmy Blues  07:07, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài đẹp ^^ Squirrel (talk) 14:19, ngày 16 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

Hồ Dầu Tiếng

  • Nhận xét: Với hai lần xuất hiện trên BCB vào năm 2022 và 2024 cùng sự đề xuất của BQV Nguyentrongphu mà mình đã tự tin ứng cử BVT cho Hồ Dầu Tiếng. Đây là một hồ nước nhân tạo được xây dựng vào những năm sau khi Việt Nam thống nhất bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Hồ cũng đã quá nổi tiếng với danh hiệu, hồ nước nhân tạo lớn nhất VN và lớn nhất Đông Nam Á. Fun Fact: Hồ cũng nổi tiếng trên một số trang mạng xã hội với việc "cãi nhau" giữa người dân Tây Ninh và người dân Bình Dương trong việc tranh giành nó thuộc về tỉnh nào, mặc dù thuở đầu Tây Ninh là tỉnh phản đối xây dựng.. Mọi ý kiến đóng góp về bài viết mình xin được phép ghi nhận ở bên dưới và cam kết sửa đổi cho phù hợp trong thời gian sớm nhất. Mong nhận được sự góp ý từ cộng đồng.
  • Người nhận xét:  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 17:44, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý BVT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:25, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Bài viết đạt tiêu chuẩn BVT. Chúc mừng bạn — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 15:16, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài rất ok, trào lưu bài tự viết trên wiki đang nở rộ hơn bao giờ hết! ^^  Jimmy Blues  02:51, ngày 11 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

Ý kiến

Đề cử đã qua

Xem thêm