Bước tới nội dung

Thành viên:Billcipher123/Ghi chú về tiếng Việt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Billcipher123 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 05:00, ngày 15 tháng 6 năm 2024. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Ngữ âm

Thanh điệu

Số lượng

Số lượng thực sự của thanh điệu tiếng Việt là vấn đề bị tranh cãi. Các cuộc thảo luận cho tới gần đây chỉ tập trung vào các thanh điệu xuất hiện ở các âm tiết mở kết thúc với âm vang và làm ngơ trước hai thanh điệu xuất hiện ở các âm tiết kết thúc với âm tắc. Giả thuyết 6 thanh điệu cho rằng hai thanh kia chỉ là biến thể của sắc và nặng; trong khi giả thuyết 8 thanh điệu chấp nhận hai thanh kia là những hiện tượng khu biệt rạch ròi. (Andrea Hoa Pham, 2003: p. 23) Thậm chí, Thompson (1987: p.21) còn đề xuất hệ thống chỉ có 2 thanh điệu là cao và thấp nếu chấp nhận âm tắc thanh hầu là một âm vị, theo đó thì các loại biệt thanh điệu được cho là gây ra bởi độ căng và độ lơi. Tựu trung, mấu chốt vấn đề ở đây là mối quan hệ giữa thanh điệu và phụ âm cuối âm tiết.

Theo thuyết 8 thanh điệu, trái với suy nghĩ phổ thông dựa trên chính tả Quốc ngữ, Tiếng Việt – ở đây đề cập đến giọng Hà Nội, phương ngữ thường được coi là chuẩn quốc gia tuy không có văn bản pháp lý nào quy định điều này – bao gồm tổng cộng 8 thanh điệu: ngang, huyền, sắc1, nặng1, hỏi, ngã, sắc2, và nặng2.

Bảng 8 thanh điệu tiếng Việt (Andrea Hoa Pham, 2003: p. 59)
Thanh điệu ngang huyền sắc1 nặng1 hỏi ngã sắc2 nặng2
Điệu hình bằng bằng lên xuống (cong) cong lên xuống
Âm vực modal thều thào modal nghiến thều thào nghiến modal thều thào
(Cao độ) cao thấp cao thấp thấp thấp cao thấp

Phạm vi của thanh điệu

Thanh điệu tiếng Việt không lệ thuộc vào các đặc điểm đoạn tính.