Bước tới nội dung

Rắn hổ mang Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Ngqnh02 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 20:48, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (→‎Mô tả). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Rắn hổ mang Trung Quốc
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Serpentes
Họ: Elapidae
Chi: Naja
Loài:
N. atra
Danh pháp hai phần
Naja atra
Cantor, 1842[2][3]
Phân bố Naja atra
Các đồng nghĩa[3]
Danh sách
    • Naja atra
      Cantor 1842
    • Naja tripudians var. scopinucha
      Cope, 1859
    • Naja tripudians var. unicolor
      Von Martens, 1876
    • Naia tripudians var. fasciata
      Boulenger, 1896
    • Naja naja atra
      Stejneger, 1907
    • Naja kaouthia atra
      Deraniyagala, 1960
    • Naja naja atra
      Golay, 1985
    • Naja sputatrix atra
      Lingenhole & Trutnau, 1989
    • Naja atra
      Ziegler, 2002
    • Naja (Naja) atra
      Wallach, 2009

Rắn hổ mang Trung Quốc, hay còn gọi là rắn hổ mang Đài Loan, rắn hổ mang bành, rắn hổ mang thường [4] (danh pháp hai phần: Naja atra)[5][6] là một loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Loài này có ở miền nam Trung Quốc cùng một vài quốc gia láng giềng và hải đảo, như miền bắc Việt NamĐài Loan.

Mô tả

Loài rắn này có chiều dài trung bình thường rơi vào khoảng 1.2 đến 1.5 mét, nhưng ở một số trường hợp hiếm gặp, chúng có thể có chiều dài tối đa lên tới 2 mét.

Dấu vết trên cổ của loài rắn này có hình dạng khác nhau tùy vào từng cá thể và thường lan nhẹ tới ít nhất một bên của khu vực cổ. Vùng cổ có màu sáng rõ, thường có họa tiết đốm ở hai bên.

Về mặt tổng thể, chúng có màu đen bóng với một số đường ngang kép có màu vàng. Phần bụng có màu trắng hoặc xám than và phần lưng thường có màu nâu, xám hoặc đen, đôi khi có những dải nhỏ màu sáng không đều, những dải này đặc biệt rõ nét ở con non.

Giống như các loài rắn hổ mang khác, đây là một loài rắn có nanh proteroglyphous (proto = đầu tiên, glyph = rỗng) có nọc độc, với răng nanh độc luôn ở tư thế đứng và nằm ở phía trước của hàm trên.

Vảy

Có khoảng 23–29 dãy vảy xung quanh phần cổ (thường là 25–27); phần nửa trước của cơ thể có khoảng 19–21 dãy vảy (thường là 21); có khoảng 161–180 vảy bụng (thường là 171 ở con đực và 173 ở con cái); phần đuôi có khoảng 37–51 cặp vảy (thường là 48 ở con đực, 46 ở con cái). Và một vảy hậu môn.

Phân bố

Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Lào, Việt Nam, Đài Loan.

Giá trị sử dụng

Rắn hổ mang Trung Quốc được cho là một món ăn có nhiều giá trị bổ dưỡng nên hay bị săn bắt, Rắn hổ mang là loài rất quý hiếm rất cần được bảo vệ. Chúng được sử dụng nhiều trong dược liệu, thực phẩm, thương mại.[cần dẫn nguồn]

Tình trạng tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, loài này có số lượng ngày càng ít. Trong sách đỏ Việt Nam, nó xếp vào mức đe dọa T.: Cần cấm khai thác và sử dụng.[cần dẫn nguồn]

Làng nuôi rắn

Ở Việt Nam, có những làng chuyên nuôi rắn hổ mang Trung Quốc để bán, như làng Phụng Thượng thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km. Rắn được nuôi bằng thịt gà con. Dân nuôi rắn bán chúng cho các quán ăn hoặc xuất cảng sang Trung Quốc làm dược liệu.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Ji, X.; Li, P. (2014). Naja atra. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T192109A2040894. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T192109A2040894.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ “Naja atra”. ITIS Standard Report Page. ITIS.gov. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012.
  3. ^ a b “Naja atra”. Taxonomy of Elapids. Reptile-Database. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ http://vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5054
  5. ^ Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật thực vật hoang dã nguy cấp: Thông tư số 59 /2010/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
  6. ^ Những thay đổi sinh thí học của rắn hổ mang (Naja atra Cantor) đưa từ miền bắc Việt Nam (Vĩnh Phúc) vào nuôi tại trại rắn Đà Nẵng, Quảng Nam - Đà Nẵng: Đề tài nghiên cứu khoa học trường Cao đẳng sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1979; Tác giả: Đinh Phương Anh - Trần Kiên

Liên kết ngoài