Bước tới nội dung

Máy tính lớn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Newone (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 14:07, ngày 18 tháng 2 năm 2024. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Một máy tính lớn hiệu Honeywell-Bull DPS 7, khoảng năm 1990.

Máy tính lớn (tiếng Anh: Mainframe) là loại máy tính có kích thước lớn được sử dụng chủ yếu bởi các công ty lớn như các ngân hàng, các hãng bảo hiểm... để chạy các ứng dụng lớn xử lý khối lượng lớn dữ liệu như kết quả điều tra dân số, thống kê khách hàng và doanh nghiệp, và xử lý các giao tác thương mại.

Hiện nay[khi nào?] thị trường máy tính lớn do IBM chiếm 99%, với máy IBM ZSeries (hệ điều hành MVS). Z có nghĩa Zero, Zero downtime, có nghĩa là máy có thể hoạt động 24/24 giờ mỗi ngày, 7/7 ngày mỗi tuần, và 365/365 ngày không ngừng. So với các máy tính loại nhỏ như máy tính cá nhân, máy tính lớn cũng như 1 chiếc xe tăng: vững chắc, có thể nhận hàng ngàn lệnh cùng 1 lúc. Ví dụ máy IBM Z9 (2008) có thể được cài 20 processor và đáp ứng 8.000.000.000 (8 tỉ) lệnh 1 giây.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]